Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2017

Category:

77 hình ảnh quý giá về Đà Nẵng trước 1975 P1


Cách đây hơn 40 năm, Đà Nẵng là một thành phố khá đơn sơ, dù đây là thành phố lớn thứ 2 ở miền Nam Việt Nam.

Một buổi sáng an bình. 1961s



Hồi đó toàn bộ xe đạp được nhập từ Pháp qua làm phương tiện lưu thông

Đường Phan Đình Phùng , ngay ngã tư Độc Lập ( Cửa hàng Trang sức PNJ hoomnay là cái nhà bên trái , còn nhà bên phải là hiệu thuốc tây và cơ quan của Công Ty Dược và Thiết Bị Y Tế Đà Nẵng ) 

Chỗ này là ga tàu cũ , sau thành bến cá nhỏ đưa hải sản lên chợ Hàn . Nơi đây có quán rượu nhỏ che mái bằng vải bao cát Mỹ . Kazik đến đây uống đùa là mái trứng gà . Nhớ "Hàn nho phong vị phú ". : bóng nắng dọi trứng gà trên vách , thằng bé tri trô !
Cái tên "Chợ Cồn" có từ thập niên 1940, do chợ nằm trên một cồn đất cao giữa lòng thành phố nên người dân địa phương quen miệng gọi thành tên. Thời đầu, chợ được xây dựng trên một cồn cát đầy lau sậy và lạch nước, các gian chợ là những nhà chòi tre. Theo thời gian, người kinh doanh tu bổ bằng những vật liệu kiên cố hơn. Chợ có một mặt hướng về đường Hùng Vương, một mặt hướng về đường Ông Ích Khiêm, phía Bắc là một con hẻm, phía Đông sát đường xe lửa. Phía đường Ông Ích Khiêm trước là kho đạn, sau là trại gia binh của cảnh sát và công binh cho đến năm 1975, hiện nay đã trở thành các ki ốt liên đới với hệ thống buôn bán của chợ Cồn nối rộng 


Trên đèo Hải Vân, Hãng xe đò Phi Long
Miền Trung thì gần như chỉ có hãng Phi Long chọn hướng vận tải xa nhất : SG-Huế-Quảng Trị … Hành khách trên tuyến này có khi ăn ngủ luôn trên xe trong suốt hành trình … Ngày xưa, chỉ cần thấy trên xe đò có một chiếc gà-mên lớn, bằng inox … cao bằng đứa bé 12 tuổi … trên mui có một cái bồn nước … loại dùng trong quân đội .. Người ta biết ngay đó là xe đò miền Trung … Thỉnh thoảng cũng có tin “xe đò bị mìn” trên tuyến này … Nhưng là những hiệu khác .. không phải Phi Long
 



Cầu Thống chế De Latre De Tassigny (Dài 520m), xây dựng năm 1951 bởi Hãng EIFFEL băng qua eo biển Tourane. Khi Pháp rút về nước cầu được đổi tên là cầu Trịnh Minh Thế.
Rạp chớp bóng Kim Châu.
Sau 1975 rạp đổi tên thành rạp chiếu bóng Lê Độ, nằm ở đường Trần Phú, Đà Nẵng
Hàng vàng Diệp Hùng-Danang 1940s. Đường Độc Lập . Cách mạng đổi thành Trần Phú


Nhà hàng Kim Đình của hoa kiều họ Phan có nhà ở đường Thành Thái cũ nay là đường Trần quốc Toản,.
Một nhà hàng nổi ở bên bờ Sông Hàn. Dòng sông gắn liền với biết bao kỷ niệm của những lớp người Đà Nẵng, cũng là chứng nhân của những đổi thay ở thành phố trẻ trung và đầy năng động, đang từng ngày phát triển.
 
Năm 1950, Pháp trao trả Đà Nẵng cho chính quyền Bảo Đại. Năm 1967, Đà Nẵng được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ấn định là thành phố trực thuộc Trung ương. Sau năm 1975, Đà Nẵng là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Theo đó thành phố Đà Nẵng ngoài phần đất liền còn bao gồm huyện Hoàng Sa. Sau sự kiện Hải chiến Hoàng Sa 1974, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã kiểm soát toàn bộ Hoàng Sa và tuyên bố là lãnh thổ của họ. Hiện nay, cả Việt Nam, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) đều đòi chủ quyền đối với quần đảo này.
Cầu Trịnh Minh Thế đang được sửa chữa năm 1966
Khách du lịch thời trước 1975 đến DN khá nhộn nhịp
Nho qua mot thoi ao TRANG,Ngay hai buoi den Truong BEN PHA voi nhung Ta ao nu sinh SAO MAI ,PHAN CHU TRINH DA NANG,nhung lan ho hen mong mo TY cua Tuoi hoc tro ,1969 nam hoc DE TAM (lop 10) Truong PHAN CHU TRINH DA NANG. 1972 thoi ly loan theo buoc chinh nhan voi con bao chien tranh roi xa em tu do con Chang chi la noi nho ! NGUOI OI ! DI VANG DA XA...CON DAU QUAN QUIT BEN NHAU ...EM DEM DIU NGOT...CUỘC TINH DA LO...DANH CUNG XA NHAU. DA NANG NGAN DOI NHO THUONG ..VOI CHUM PHUONG VI...HA VE DAU YEU
Cảnh sát đang nhận nhiệm vụ

Comments
0 Comments
Facebook Comments by Blogger Widgets

0 nhận xét:

Đăng nhận xét