Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2017

Category:

77 hình ảnh quý giá về Đà Nẵng trước 1975 P3


Da Nang 1968-69 - Cầu Nguyễn Hoàng ( Cầu Nguyễn Văn Trỗi hiện nay)
Cầu Thống chế De Latre De Tassigny (Dài 520m), xây dựng năm 1951 bởi Hãng EIFFEL băng qua eo biển Tourane. (quảng cáo đăng trên một tạp chí năm 1953). Khi Pháp rút về nước cầu được đổi tên là cầu Trịnh Minh Thế
ĐÀ NẴNG - Cầu Trịnh Minh Thế (trái) và cầu Nguyễn Hoàng (phải)
Nay là cầu Trần thị Lý và cầu Nguyễn Văn Trỗi
 
Cầu Nguyễn Hoàng 



Rạp chớp bóng Kim Châu.
Sau 1975 rạp đổi tên thành rạp chiếu bóng Lê Độ, nằm ở đường Trần Phú, Đà Nẵng


giá như bây giờ ở ĐN vẫn còn những chiếc thuyền buồm như thế này nhỉ, bức ảnh này thật sự tạo cho mình quá nhiều cảm xúc


Đường phố Đà Nẵng năm 1970. Tháng 3/1965, các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn. Năm 1967, Đà Nẵng được Mỹ ấn định là thành phố trực thuộc Trung ương và xác định mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa cho vùng I và II chiến thuật. Mỹ cho xây dựng ở Đà Nẵng các căn cứ quân sự và kết cấu hạ tầng: sân bay, cảng, kho bãi, đường sá, công trình công cộng, cơ sở thông tin liên lạc, lập tín dụng ngân hàng. Khu kỹ nghệ Hòa Khánh sản xuất oxygen, acetylene, bột giặt, xay xát, dệt... ở thời kỳ này công nghiệp được phát triển ở mức độ cao hơn: các khu kỹ nghệ thay thế cho công trường thủ công
Cầu Thống chế De Latre De Tassigny (Dài 520m), xây dựng năm 1951 bởi Hãng EIFFEL băng qua eo biển Tourane. Khi Pháp rút về nước cầu được đổi tên là cầu Trịnh Minh Thế
Đến khi Đà Nẵng trở thành nhượng địa của Pháp và được đặt tên thành Tourane vào cuối thế kỷ 19, thì chợ Hàn mới bắt đầu được người Pháp xây dựng kiên cố với các đình chợ và kios để bán cho các hộ tiểu thương
Đài Vô tuyến đăng thuộc Air VN (Hàng không dân sự) ở Miếu Bông - Hòa Vang 
Con đường đi lên Sơn Trà 
DOOM CLUB-điểm hẹn nổi tiếng tại Danang thời đó. Doom Club là câu lạc bộ Mỹ, trong căn cứ không quân Đà Nẵng (phi trường ĐN)
Đường sắt này nằm trên sông Hàn và đến ga chợ Hàn là chấm dứt. Còn đường sắt qua cảng Tiên Sa ngang cầu De Lattre rồi nối theo đường Nguyễn Tri Phương về ga lớn chứ không đi qua ường Bạch Dằng. Xem ảnh minh họa, trong ảnh này đường sắt đi ngang qua ngã tư quân đoàn chứ không queo về đường Đò Xu(đường Núi Thành hiện nay) nối với đường Bạch Đằng
Đây là đường duy nhất dẫn ra bãi biển Mỹ Khê”
Đường Nguyễn Thái Học (cũ) bên hông chợ vườn hoa Diên Hồng. Ai biết rõ về cái lô cốt như trong hình có thể diễn tả rõ cho mọi người được rõ tường tận nhé !
Hai người liên quan đến chuyên môn cầu đường sống ở Đà Nẵng cũng xác nhận thông tin trên: ông Trần Dân, Phó Chủ tịch thường trực Hội Khoa học kỹ thuật Cầu đường Đà Nẵng và ông Nguyễn Hạnh, nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật Khu Kiều lộ Đà Nẵng (trước năm 1975). Cả hai đều xác nhận rằng, cầu Nguyễn Hoàng – NVT được xây dựng từ năm 1965, chứ không phải 1968 như nhiều tài liệu ghi. Tuy nhiên, khi được hỏi vì sao lại đặt tên cầu là Nguyễn Hoàng mà không phải một tên nào khác thì mỗi người có giải thích khác nhau.
Ông Hạnh cho rằng, đặt tên cầu Nguyễn Hoàng để nhớ ơn người đầu tiên có công mở cõi về phương Nam. Theo chúng tôi, cách giải thích này khả tín hơn. Cầu Trường Tiền ở Huế cũng từng được Chính phủ Trần Trọng Kim đổi thành cầu Nguyễn Hoàng vào năm 1945, sau khi Pháp bị Nhật hất cẳng, để nhớ ơn vị chúa Nguyễn đầu tiên đến khai phá đất Đàng Trong. Tác giả bài viết Cây cầu và lịch sử đăng trên Báo Đà Nẵng ngày 6-2-2012 cũng có một liên hệ như thế: “Tôi thấy cầu NVT rất đẹp không thua gì cầu Tràng Tiền (đúng ra phải là Trường Tiền – NV) ở Huế về mặt kiến trúc cũng như thẩm mỹ và gắn liền với lịch sử phát triển Đà Nẵng”.
Trước 1975, cầu NVT phải có một cái tên, và đó là Nguyễn Hoàng. Cầu (và đường) trong xóm thôn hẻo lánh còn có một cái tên do dân gian đặt, huống gì...
Trong khoảng thời gian từ 1975 đến 2002, Đà Nẵng đã có tổng cộng 214 con đường, gấp 5 lần thời Pháp thuộc với hạ tầng cơ sở tương đối đồng bộ. Tuy nhiên, hệ thống giao thông của thành phố thực sự có bước nhảy vọt một cách kỳ diệu là sau năm 1997, khi Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Thành phố đã có thêm hơn 100 con đường mới, nâng tổng số chiều dài các con đường lên 1.200 km, trong đó đường chính ở nội thị chiếm đến 50%. 
Cầu Nam Ô bắc qua sông Cu Đê (sông Trường Định / sông Thủy Tú), trên Quốc lộ 1A (Km 917+198 QL.1A), cạnh làng Nam Ô, giữa hai phường Hòa Hiệp Nam và Hòa Hiệp Bắc - quận Liên Chiểu - Đà Nẵng.
Cầu Nam Ô (cũ) được xây dựng từ trước 1975.
Phòng ngủ Thắng Lợi (nhà Ông Cháu, khiếm thị, nghệ sĩ đờn Mandolin, nhieu vợ), Hớt tóc Như Ý, Thanh Lịch. Ở nơi góc gần anh lính là một cái giếng có tên là giếng Bể hay giếng Bộng gì đó. Người phụ nữ áo trắng quần đen đang đi xe đạp trên đường Thống Nhất hướng về ngã tư Hoàng Hoa Thám 
Đài Vô tuyến đăng thuộc Air VN (Hàng không dân sự) ở Miếu Bông - Hòa Vang
Khu Tòa Thị Chính của Đà Nẵng nhìn từ sông Hàn
Cầu Nam Ô bị sập. Hình chụp năm 1967. Thời điểm đó Nam Ô thuộc quận Hòa Vang - Quảng Nam
Nếu Sài gòn là Hòn ngọc Viễn Đông thời đó...thì Đà Nẵng là Trân Châu cảng của Nam Việt Nam..
Xe Renaul: Tuyến Quảng Ngãi - Tam Kỳ _ Đà Nẵng | 1960s.
Nguồn: Báo Corbis
Đường phố Đà Nẵng vào buổi trưa. Năm 1975, hòa bình lập lại, Đà Nẵng (là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) bắt tay vào khôi phục những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh. Mặc dù còn lắm khó khăn nhưng công cuộc phục hồi và phát triển thành phố đã đạt nhiều thành quả, nhất là thời kỳ đổi mới, sau 1986
Đường Trần Hưng Đạo (Verdun-Nguyễn Thái Học hiện nay), chợ Hàn bên trái, ga chợ Hàn phía sau lưng ông cảnh sát.
Trẻ em tại một trường tiểu học ở Đà Nẵng.
Trường tiểu học ấp Tân Sinh, thôn Phước Tường, xã Hòa Phát trước năm 1975
Cảnh thôn quê nhìn từ Ngũ Hành Sơn
Sân bay Đà Nẵng
Cách đây hơn 40 năm, Đà Nẵng là một thành phố khá đơn sơ với rất ít nhà cao tầng, dù đây là thành phố lớn thứ 2 ở miền Nam Việt Nam
Khu chợ ven đô. 
Đường Bạch Đằng ven sông phía Tây. 1973s.
Gian hàng bên bờ Sông Hàn - Đà Nẵng.

Comments
0 Comments
Facebook Comments by Blogger Widgets

0 nhận xét:

Đăng nhận xét