Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2017

Category:

77 hình ảnh quý giá về Đà Nẵng trước 1975 P2


Đường phố Đà Nẵng năm 1970. Tháng 3/1965, các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn. Năm 1967, Đà Nẵng được Mỹ ngụy ấn định là thành phố trực thuộc Trung ương và xác định mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa cho vùng I và II chiến thuật. Mỹ cho xây dựng ở Đà Nẵng các căn cứ quân sự và kết cấu hạ tầng: sân bay, cảng, kho bãi, đường sá, công trình công cộng, cơ sở thông tin liên lạc, lập tín dụng ngân hàng. Khu kỹ nghệ Hòa Khánh sản xuất oxygen, acetylene, bột giặt, xay xát, dệt... ở thời kỳ này công nghiệp được phát triển ở mức độ cao hơn: các khu kỹ nghệ thay thế cho công trường thủ công
Tháng 12 năm 1984, chợ được xây dựng lại gồm 3 tầng khang trang với diện tích 14.000 m² và có tên chính thức là Trung tâm Thương nghiệp Đà Nẵng. Nhưng người dân thành phố Đà Nẵng vẫn quen gọi là "Chợ Cồn" thay vì tên chính thức
Bên trong chợ Cồn.
Cái tên "Chợ Cồn" có từ thập niên 1940, do chợ nằm trên một cồn đất cao giữa lòng thành phố nên người dân địa phương quen miệng gọi thành tên. Thời đầu, chợ được xây dựng trên một cồn cát đầy lau sậy và lạch nước, các gian chợ là những nhà chòi tre. Theo thời gian, người kinh doanh tu bổ bằng những vật liệu kiên cố hơn. Chợ có một mặt hướng về đường Hùng Vương, một mặt hướng về đường Ông Ích Khiêm, phía Bắc là một con hẻm, phía Đông sát đường xe lửa. Phía đường Ông Ích Khiêm trước là kho đạn, sau là trại gia binh của cảnh sát và công binh cho đến năm 1975, hiện nay đã trở thành các ki ốt liên đới với hệ thống buôn bán của chợ Cồn nối rộng
Đường phố Đà Nẵng vào buổi trưa. Năm 1975, hòa bình lập lại, Đà Nẵng (là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) bắt tay vào khôi phục những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh. Mặc dù còn lắm khó khăn nhưng công cuộc phục hồi và phát triển thành phố đã đạt nhiều thành quả, nhất là thời kỳ đổi mới, sau 1986



Trung Hưng Bửu Tòa - trung ương Hội thánh truyền giáo của đạo Cao Đài ở Đà Nẵng. 
Trang phục ngày đó Thiếu Nữ Đà Nẵng và Huế gây được tiếng vang lớn và nổi bật nhất Việt Nam. 
Đường Bạch Đằng vào những năm 80 vẫn còn nhà ga phụ.
Một căn cứ quân sự của Mỹ tại Đà Nẵng. Từ năm 1965, nơi đây đã trở thành địa bàn triển khai các cứ điểm quân sự mạnh của quân đội Mỹ trong kế hoạch xây dựng Đà Nẵng thành khu liên hợp quân sự lớn nhất miền Trung. Có lúc quân đội Mỹ tập trung tới 6.000 quân với đủ các loại lính: thủy quân lục chiến, biệt kích, bộ binh cơ giới… Đi liền theo đó là một hệ thống dày đặc các đồn bốt, trạm gác, cơ sở thông tin, trại huấn luyện quân sự… với trang bị kỹ thuật và phương tiện chiến tranh hiện đại. Đặc biệt, quân đội Mỹ còn xây dựng ở Nước Mặn một sân bay quân sự chiến thuật nhằm giảm tải cho sân bay Đà Nẵng, đáp ứng yêu cầu ngày càng mở rộng của cuộc chiến tranh.
Ngày xưa bờ sông Hàn không có lan can Họ bán nước giải khát như thế đó , ghế sắt ghế bố bàn gỗ và nước dừa , hồi đó thỉnh thoảng mình cũng có đến uống cùng gia đình


Bên bờ sông Hàn, phía xa là núi Sơn Trà - khung cảnh mang tính biểu tượng của Đà Nẵng. Hình ảnh do cựu binh hải quân Mỹ Dan B. Odenweller đăng tải trên trang Warboats.org
Lúc này vẫn còn tuyến xe lửa chạy qua đây đên cảng Đà nẵng
Đoạn này ngay ngã ba quang trung bạch đằng, có một cái dốc đi xuống sông hàn bên mép trái tấm ảnh
DA NANG 1966-67 - Cầu Nguyễn Hoàng. do RMK-BRJ xay dung nam 1966 
Bây giờ là cầu Nguyễn Văn Trỗi. 
Bảng chỉ dẫn này dùng cho QĐ Mỹ tham gia giao thông trên đường phố VN do QĐ Mỹ bố trí nhằm hạn chế TNGT
Đường Trần Hưng Đạo TP Đà Nẵng những năm 1970 - 1971. Hình chụp của John Dill
Tòa thị chính Đà Nẵng
Trường Nữ tiểu học trước 75
CHỈ CÓ BỜ SÔNG HÀN LÀ NƠI VUI CHƠI HÓNG MÁT VÀO BUỔI CHIỀU TỐI

Cuối những năm 30, Đà Nẵng từng được ví như Hong Kong của nước Anh bởi nhiều lí do, về vị trí địa l‎ý, lịch sử, công cuộc phát triển và cả tên gọi, theo tài liệu của một nhà truyền đạo thì tên gọi Tourane do người Pháp đặt được phiên âm trại đi từ Hiện Cảng (1 trong các lý giải tên gọi này) theo lối phát âm của người địa phương (Người Trung Quốc vẫn gọi Đà Nẵng là Hiện Cảng bởi chữ "Hiện" theo hai cách viết chữ Hán hoặc có nghĩa là "Cảng con hến" hoặc "Cảng núi nhỏ mà hiểm"; có thể giải thích là do nhận xét hình thù của núi Sơn Trà được nhận thấy ngay từ ngoài khơi cửa biển Đà Nẵng, và cũng vì Đà Nẵng được Pháp tiếp quản ngay sau khi Pháp can thiệp vào Nam Trung Quốc), còn Hong Kong được người Anh phiên âm trực tiếp từ Hương Cảng theo ngôn ngữ địa phương. Cả hai đều trở thành một thương cảng lớn và rất phát triển.
 
giá như bây giờ ở ĐN vẫn còn những chiếc thuyền buồm như thế này nhỉ, bức ảnh này thật sự tạo cho mình quá nhiều cảm xúc. 1962s 
Quyết định xây dựng cầu Nguyễn Hoàng được thông qua vào tháng 6/1966. Cầu có bề mặt đường xe chạy (roadway) rộng 24 feet ( = 7,2 m ), tổng chiều dài giữa hai mố cầu là 1.680 feet (504 m) và có 13 trụ cầu dưới sông. Các bộ phận của cầu được chế tạo trước tại Poro Point, Philippines, rồi chở tới Đà nẵng để lắp dựng.

Hai mố cầu và các trụ cầu được khởi công xây dựng trong tháng 9/1967, và toàn bộ cây cầu được hoàn thành trong vòng 10 tháng (tức vào khoảng tháng 7-1968)
 
Grand Hotel De Tourane

Comments
0 Comments
Facebook Comments by Blogger Widgets

0 nhận xét:

Đăng nhận xét