Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2017

Category:

HỘI AN trước những năm 1975 | Hoi an Town in the past !


Những hình ảnh về Hội An xưa và nay, nhằm giúp cho du khách, người dân Hội An hiểu hơn về những giá trị của di sản văn hóa thế giới Hội An và đặc biệt có cơ hội được thấy, hoài niệm lại Hội An những năm trước đây để đối sánh với Hội An hiện nay.



Cách đây hơn 20 năm, Hội An vẫn còn chưa bị thương mại hóa bởi làn sóng du lịch. 
Những hình ảnh về Hội An trong những thập niên 1930, 1960 được các nhiếp ảnh gia kỳ cựu như Photo Vĩnh Tân, Lệ Ảnh và các phóng viên của tạp chí LIFE chụp từ thế kỷ trước cho thấy Hội An Ngày ấy- Bây giờ vẫn còn giữ được "hồn xưa" từng trong những ngôi nhà, con phố. 
Người Hội An vốn không ưa sự thay đổi, nặng hoài niệm quá khứ, luôn giữ gìn những giá trị truyền thống của tổ tiên. Là đô thị cổ, một thời là trung tâm thương mại ở xứ Đàng Trong. Nhưng bao giờ Hội An vẫn là đô thị buôn bán trật tự, văn minh, không thích sự ồn ào, tráo trở. Chính vì vậy mà nhiều thương nhân ngoại quốc đã chọn nơi đây làm chốn định cư, sinh sống lâu dài.
Hội An, những con phố như trong lòng bàn tay "đi dăm phút lại về chốn cũ". Trong ký ức tuổi thơ của tôi. bao giờ Hội An cũng vẫn là nơi yên bình êm ả. Những buổi trưa hè yên ắng, cả con phố nghe rõ từng tiếng guốc, tiếng rao của những gánh hàng rong. Tiếng gõ nhịp "lạch cạch" quen tai của chiếc cầu gỗ khi có xe cộ hay lữ khách bộ hành trên chùa Cầu.
Trong một đất nước có chiến tranh nhưng dường như do một quy ước hay sự sắp đặt của tạo hóa. Hội An có một diễm phúc bình an trước "mũi tên, hòn đạn”. Nhờ vậy, những ngôi nhà, con phố, đình chùa, miếu mạo còn lưu giữ được cho mãi đến hôm nay.
Cũng như đời người, Hội An cũng có những giai đoạn thăng trầm khốn khó. Có một thời cả thành phố như một công xưởng dệt, nhà nhà dệt vải. Tiếng khung máy dệt rộn rã nhịp đập sớm khuya nhưng nghèo khó, thiếu thốn luôn hiện hữu ở mọi gia đình.
Hội An có một thứ thực phẩm trời cho, rẻ tiền, ấy là hến, ở đây hến luôn có mặt trong bữa cơm mọi gia đình. Người ta khai thác hến quanh năm nhưng nhiều nhất từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch, thịt hến có nhiều đạm và calci nhưng lại ít cholesterol. Thời gian khó, người Hội An thường luộc hến lấy nước làm món canh. Buổi sáng có tô canh hến nóng với vài củ khoai lang luộc là ấm bụng, rẻ tiền nhưng đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy nhiều người ví von hến “nuôi sống” dân Hội An thời khốn khó. Còn bây giờ nhờ du lịch, cuộc sống của người dân Hội An ngày một tốt hơn thì hến xào xúc bánh tráng vẫn là món ăn khoái khẩu, níu chân nhiều du khách.

Những dãy phố ở nơi đây toát lên vẻ mộc mạc. Những nét kiến trúc cổ kính khiến con người như quay lại quá khứ.
Trải qua bao thăng trầm sự biến thiên của lịch sử đô thị cổ Hội An vẫn giữ trong mình những nét xưa cổ trầm mặc rêu phong, bình lặng cùng với nét tính cách thuần hậu giản dị, chân chất của người dân nơi đây.

Phố cổ Hội An hấp dẫn du khách bởi nét kiến trúc đặc trưng của những ngôi nhà cổ dạng hình ống chiều ngang nhà có thể từ 4m đến 8m, sâu từ 10m đến 40m.
Cấu trúc của nhà được phân chia như sau: vỉa hè, hiên, nhà chính, nhà phụ, hiên, nhà cầu và sân trong, hiên, nhà sau ba gian, vườn sau. Nhà được chia làm ba không gian chính gồm không gian buôn bán, không gian sinh hoạt và không gian thờ cúng.

Hệ thống vì kèo có tác dụng đỡ mái được chạm khắc hoa văn rất tinh xảo. Mái nhà lợp bằng ngói âm dương, ngói cong hình máng, một hàng lợp úp xen một hàng lợp ngửa tạo thành những đường kẻ dọc theo chiều nghiêng của mái.

Nền lát gạch, hệ thống cột gỗ trong nhà được kê trên hòn kê bằng đá. Phần lớn ngói, gạch xây dựng đều được đưa từ miền Bắc vào. Kết cấu gỗ của ngôi nhà được bố trí rất hài hòa về mặt kiểu thức kiến trúc và trang trí kiến trúc.

Không gian nhà cổ ở Hội An thoáng đãng tạo sự hòa hợp với thiên nhiên bởi có một sân trời, non bộ, bể nước… để đón ánh sáng. Làm cho nhà ở Hội An mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa Đông. Vật liệu xây dựng nhà ở Hội An là những loại đá, gỗ quý chịu được sự khắc nghiệt của thiên nhiên.

Đường phố ở khu phố cổ ngắn và hẹp, có độ uốn lượn, chạy ngang dọc theo kiểu bàn cờ.

Đô thị cổ Hội An may mắn còn được lưu giữ một quần thể di tích kiến trúc hết sức phong phú và tuyệt mỹ. Trở thành địa điểm để du khách trong và ngoài nước tìm kiếm, khám phá và khơi nguồn sáng tạo. Từ đó trân trọng gìn giữ và tiếp thu lối kiến trúc tập quán xây dựng mà các thế hệ người thợ của vùng đất xứ Quảng để lại.




Hội An là trung tâm buôn bán lớn và thương cảng sầm uất bậc nhất vùng Đông Nam Á của sứ Đàng trong nơi giao lưu của các thương nhân người Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Ban Nha…

Những ngôi nhà cổ có tuổi trên 300 năm với bố cục kiến trúc và kiểu thức xây dựng từ thế kỷ XVI, XVII… vẫn còn được giữ nguyên dạng.




Phố nghề thiếc ở Hội An

Nghề làm thiếc thịnh vượng ở Hội An từ thế kỷ 19. Đến đầu thế kỷ 20, có trên dưới 30 lò rèn hoạt động ở nơi đây.
Những sản phẩm làm ra chủ yếu để phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân.

Những khung cảnh đời thường cũng làm nên nét quyến rũ của khu đô thị cổ.

Sông Thu Bồn là con sông huyết mạch chảy qua Hội An.
Dòng sông này là nguồn sống của hàng trăm hộ gia đình. Phần lớn cư dân ở đây làm nghề chài lưới. Nhiều đứa trẻ sinh ra và lớn lên trên những con thuyền.


Chùa Cầu, công trình kiến trúc nổi bật nhất của Hội An. Theo sách’ Hải ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán’ một người Trung Quốc, có chép lại rằng, năm 1719, nhân chuyến tuần du phương Nam, chúa Nguyễn Phúc Chu đã phát hiện ra cây cầu, bên cạnh thuyền buôn tụ họp đông đúc nơi bến sông Hoài, vì vậy Chúa đã đặt tên là: ‘Lai Viễn Kiều’ ( khách xa ghé thăm). Ngoài ra Chúa còn cho mạ vàng một bức hoành phi để ghi dấu lại nơi mình đã đi qua. Tuy nhiên, trong một thư tịch cổ của nước nhà có ghi chép lại vào năm 1617 đã tìm thấy cây cầu với tên gọi là Cầu Nhật Bản.

Một ghi chép khác của các học giả nước ngoài lại cho rằng Cầu được xây dựng năm 1593 cũng với tên gọi là Cầu Nhật Bản nhằm thông thương giữa phố người Hoa và phố người Nhật.

Đây là sự mơ hồ trong niên đại xây dựng cây cầu, chính sự mơ hồ này nên vị kiến trúc sư làm cầu cũng đành bỏ ngỏ.

Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí của quốc triều sử nhà Nguyễn dưới triều vua Tự Đức cho biết:’ Cầu ở xã Cẩm Phổ, Hội An… Tương truyền, cầu do một người buôn Nhật Bản bắc, dưới cầu xây đá, trên lát ván, gác mái gồm bảy gian lợp ngói’.

Còn nhà nghiên cứu người Pháp Albert Sallet lại cho biết: ‘Theo truyền thuyết cây cầu do một người Pháp tên Thanh xây dựng trên những bộ cột bằng đá, trên những bộ sườn siêu cấu trúc và một mái bằng ngói’. Rồi cũng có sách viết thừ thế kỷ XVI- đầu thế kỷ XVII, cây cầu do người Minh Hương xây dựng để thông thương hai phố người Hoa và Nhật Bản. Nhưng theo sách ‘Quảng Nam Minh Hương Tam Bảo Vụ’ thì người Minh Hương sang Việt Nam vào năm 1644, sau người Nhật cả một thế kỷ nên không thể nói chủ nhân của Chùa Cầu là người Minh Hương được.
Hội quán Phúc Kiến của người Hoa được xem là ngôi nhà gia tộc lớn nhất tại phố cổ, gắn liền với lịch sử lâu đời của Hội An.
Rạp phim hòa bình - Ảnh Tống Quốc Hưng

Trường Trung Học Công Lập Trần Quí Cáp Hội An xưa - Ảnh Tống Quốc Hưng
Chợ Hội An 1930 - photo Vĩnh Tân.
Theo nhiều nguồn tư liệu cho biết, chợ Hội An hiện nay được lập vào khoảng năm 1848 (sau khi đường Nguyễn Thái Học được hình thành từ sau 1840). Nguyên xưa chợ nằm ở khi vực phía trước Đình Ông Voi (Đình Hội An), chạy theo đường Lê Lợi đến đường Trần Phú, giáp bờ sông (chưa có đường Nguyễn Thái Học).

Chợ Hội An -Tạp chí LIFE
Nguồn: "ToiyeuHoian"
Hào Hứng Với Sự Kiện Tái Hiện Đêm Rằm Trung Thu Đầu Thế Kỷ 20 Ở Phố Cổ Hội An
Đường Nguyễn Thái Học (cắt qua đường Lê Lợi) xưa là đường Quảng Đông nhưng từ đây trở lên thì gọi là "Dãy Hải Nam


Comments
0 Comments
Facebook Comments by Blogger Widgets

0 nhận xét:

Đăng nhận xét